Các dấu ấn đối ngoại 2021

Thứ năm - 06/01/2022 11:06
b
Ngày 26/1/2021, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
thay mặt Ban chấp hành Trung ương XII đọc báo cáo về văn kiện Đại hội XIII. (Ảnh: Tuấn Anh)

 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (từ ngày 25/1-1/2) đề ra các mục tiêu cụ thể cho nhiệm kỳ 2021-2025 và tầm nhìn tới 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Chính sách đối ngoại tiếp tục được hoàn thiện và trình bày trong Mục XI của Văn kiện là triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Cho đến nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 nước/193 quốc gia thành viên của LHQ; Đảng ta có quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia; Quốc hội có quan hệ với quốc hội, nghị viên của hơn 140 quốc gia. Việt Nam có quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 230 nước và vùng lãnh thổ.
 
b
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh
và Bộ trưởng Ngoại giao giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Ngoại giao
lần thứ 31 diễn ra ngày 15/12/2021. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Hội nghị đối ngoại toàn quốc lần đầu tiên diễn ra ngày 14/12/2021 và Hội nghị ngoại vụ toàn quốc 20 và Hội nghị Ngoại giao 31 (bế mạc ngày 18/12) đánh dấu mốc quan trọng trong cụ thể hóa việc triển khai đường lối đối ngoại Đại hội Đảng lần thứ XIII.
b
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao
của Hội đồng Bảo an về Biến đổi khí hậu ngày 23/9/2021. (Nguồn: TTXVN)
Cùng với việc lần đầu tiên chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương được đưa vào văn kiện Đại hội Đảng XIII, năm 2021 Ngoại giao đa phương tiếp tục được triển khai tích cực, với việc Việt Nam hoàn tất hai năm làm UVKTT Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tiếp tục đóng vai trò chủ động, tích cực trong ASEAN, cam kết mạnh mẽ tại COP 26 và có những đóng góp thiết thực tại các diễn đàn đa phương khác (APEC, AIPA, Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5, Hợp tác tiểu vùng Mekong…). Việt Nam tiếp tục thúc đẩy việc tham gia định hình các cơ chế, luật chơi đa phương, toàn cầu: trúng cử Hội đồng khai thác Bưu chính (POC), Ủy ban Luật quốc tế (ILC)…
 
a
Ngoại giao vaccine đạt nhiều kết quả ấn tượng.
Ngoại giao vaccine đạt nhiều kết quả ấn tượng, đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine cho người dân, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ.
 
a
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli ngày 8/9/2021. (Nguồn: TTXVN)
Quan hệ song phương với các đối tác quan trọng tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất: Các chuyến thăm song phương trực tiếp của lãnh đạo cấp cao tới Lào, Campuchia, Cuba, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pháp, EU, Thụy Sỹ, Phần Lan đạt nhiều kết quả rất thiết thực, phục vụ các yêu cầu phát triển và đối ngoại của đất nước.
 
 
Bộ Chính trị ra Kết luận số 12-KL/TW, ngày 12/8/2021 về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Công tác người Việt Nam ở nước ngoài đạt nhiều kết quả tích cực: Lần đầu tiên tổ chức hội nghị Lãnh sự danh dự; thực hiện công tác bảo hộ công dân với khoảng 600 chuyến bay hỗ trợ hơn 130.000 công dân về nước.
 
a
Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO vinh danh.
Ngoại giao văn hóa đạt nhiều thành tựu. Chính phủ phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030. Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng UNESCO nhiệm kỳ 2021-2026. Tại phiên họp toàn thể kỳ họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 tại Paris, Pháp (23/11), UNESCO thông qua nghị quyết vinh danh và tham gia kỷ niệm 200 năm ngày sinh của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu; 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Ngày 15/12 , nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
Người lính và lực lượng Hải quân Việt Nam anh hùng luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, bảo về lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc (ảnh Hoàng Trường)
Công tác biên giới lãnh thổ tiếp tục tiếp tục đạt kết quả tích cực; phối hợp với các nước láng giềng tăng cường quản lý biên giới lãnh thổ, phòng chống dịch bệnh Covid-19, thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực biên giới; đàm phán, trao đổi để giải quyết các vấn đề tồn đọng phát sinh; kiên quyết, kiên trì giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông, góp phần duy trì hoà bình, ổn định ở khu vực.
a
Nhiều loại sản phẩm nông nghiệp thâm nhập các thị trường khó tính.
Ngoại giao kinh tế được đẩy mạnh, lấy doanh nghiệp và địa phương làm trung tâm phục vụ. Khai thông, mở đường cho nhiều loại sản phẩm nông nghiệp tới các thị trường khó tính.
 
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.
Quan hệ thương mại với các đối tác lớn không ngừng được củng cố, đã có hơn 500 hiệp định song phương và đa phương được ký kết trên nhiều lĩnh vực. Triển khai Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đã có 71 nước công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Xuất nhập khẩu đạt những kỷ lục mới.
Nguồn: baoquocte.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây